Tài trợ chuyên mục được đảm bảo uy tín chất lượng bởi chuyên gia bùi kiến hòa :




























Đường thoát nạn - Yêu cầu và giải pháp
hcm 10/03/2017 _ ths.ks bùi kiến hòa_chuyên gia tư vấn thiết kế hệ thống M&E
1. Đường thoát nạn là một đường di chuyển liên tục và không bị chặn từ một điểm bất kỳ trong nhà hoặc công trình đến lối ra bên ngoài

Các đường thoát nạn phải được chiếu sáng và chỉ dẫn phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn TCVN 3890 : 2009 – Phương tiện Phòng cháy chữa cháy cho nhà và công trình trang bị, bố trí, kiểm tra, bảo dưỡng.
2. Khoảng cách giới hạn cho phép từ vị trí xa nhất của gian phòng, hoặc từ chỗ làm việc xa nhất tới lối ra thoát nạn gần nhất, được đo theo trục của đường thoát nạn, phải được hạn chế tùy thuộc vào:
+ Nhóm nguy hiểm cháy theo công năng và hạng nguy hiểm cháy nổ của gian phòng và nhà;
+ Số lượng người thoát nạn;
+ Các thông số hình học của gian phòng và đường thoát nạn;
+ Cấp nguy hiểm cháy kết cấu và bậc chịu lửa của nhà;
Chiều dài của đường thoát nạn theo cầu thang bộ loại 2 lấy bằng ba lần chiều cao của thang đó
3. Đường thoát nạn không bao gồm các thang máy, thang cuốn và các đoạn đường được nêu dưới đây:

+ Đường đi qua các hành lang có lối ra từ giếng thang máy, qua các sảnh thang máy và các khoang đệm trước thang máy, nếu các kết cấu bao che giếng thang máy, bao gồm cả cửa của giếng thang máy, không đáp ứng các yêu cầu như đối với bộ phận ngăn cháy;
+ Đường đi qua các buồng thang bộ khi có lối đi xuyên chiếu tới của buồng thang là một phần của hành lang, cũng như đường đi qua gian phòng có đặt cầu thang bộ loại 2, mà cầu thang này không phải là cầu thang để thoát nạn;
+ Đường đi theo mái nhà, ngoại trừ mái đang được khai thác sử dụng hoặc một phần mái được trang bị riêng cho mục đích thoát nạn;
+ Đường đi theo các cầu thang bộ loại 2, nối thông từ ba tầng (sàn) trở lên, cũng như dẫn từ tầng hầm và tầng nửa hầm (*).
4. Trong các hành lang trên lối ra thoát nạn không cho phép bố trí: thiết bị nhô ra khỏi mặt phẳng của tường trên độ cao nhỏ hơn 2 m; các ống dẫn khí cháy và ống dẫn các chất lỏng cháy được, cũng như các tủ tường, trừ các tủ thông tin liên lạc và tủ đặt họng nước chữa cháy.
Các hành lang thoát hiểm phải được bao bọc bằng các bộ phận ngăn cháy phù hợp quy định trong các quy chuẩn cho từng loại công trình.
Các hành lang dài hơn 60 m phải được phân chia bằng các vách ngăn cháy loại 2 thành các đoạn có chiều dài được xác định theo yêu cầu bảo vệ chống nhưng không được vượt quá 60 m.

Khi các cánh cửa đi của gian phòng mở nhô ra hành lang, thì chiều rộng của đường thoát nạn theo hành lang được lấy bằng chiều rộng thông thủy của hành lang trừ đi:
+ Một nửa chiều rộng phần nhô ra của cánh cửa (tính cho cửa nhô ra nhiều nhất) - khi cửa được bố trí một bên hành lang;
+ Cả chiều rộng phần nhô ra của cánh cửa (tính cho cửa nhô ra nhiều nhất) - khi các cửa được bố trí hai bên hành lang;
+ Yêu cầu này không áp dụng cho hành lang tầng (sảnh chung) nằm giữa cửa ra từ căn hộ và cửa ra dẫn vào buồng thang bộ trong các đơn nguyên nhà nhóm F 1.3.
5. Chiều cao thông thủy các đoạn nằm ngang của đường thoát nạn không được nhỏ hơn 2 m, chiều rộng thông thủy các đoạn nằm ngang của đường thoát nạn và các đoạn dốc không được nhỏ hơn:
+ 1,2 m - đối với hành lang chung dùng để thoát nạn cho hơn 15 người từ các gian phòng nhóm F1, hơn 50 người - từ các gian phòng thuộc nhóm nguy hiểm cháy theo công năng khác;
+ 0,7 m – đối với các lối đi đến các chỗ làm việc đơn lẻ; + 1,0 m – trong tất cả các trường hợp còn lại.
Trong bất kỳ trường hợp nào, các đường thoát nạn phải đủ rộng, có tính đến dạng hình học của chúng, để không cản trở việc vận chuyển các cáng tải thương có người nằm trên.
6. Trên sàn của đường thoát nạn không được có các giật cấp với chiều cao chênh lệch nhỏ hơn 45 cm hoặc có gờ nhô lên, ngoại trừ các ngưỡng trong các ô cửa đi. Tại các chỗ có giật cấp phải bố trí bậc thang với số bậc không nhỏ hơn 3 hoặc làm đường dốc với độ dốc không được lớn hơn 1 : 6 (độ chênh cao không được quá 10 cm trên chiều dài 60 cm hoặc góc tạo bởi đường dốc với mặt bằng không lớn hơn 9,5o). Khi làm bậc thang ở những nơi có chiều cao chênh lệch lớn hơn 45 cm phải bố trí lan can tay vịn.
Trên đường thoát nạn không cho phép bố trí cầu thang xoắn ốc, cầu thang cong toàn phần hoặc từng phần theo mặt bằng và trong phạm vi một bản thang và một buồng thang bộ không cho phép bố trí các bậc có chiều cao khác nhau và chiều rộng mặt bậc khác nhau. Trên đường thoát nạn không được bố trí gương soi gây ra sự nhầm lẫn về đường thoát nạn.
Cộng sự thực hiện bài viết này : Phạm duy quốc, nguyễn văn châu
Chịu trách nhiệm nội dung: Chuyên gia bùi kiến hòa
Theo bản tin công ty sdme
Bài viết khác
Qui định về phòng trực điều khiển chống cháy theo qcvn
Một giải pháp phòng cháy chữa cháy cho văn phòng làm việc. Công trình tại bình dương
Tại sao phải ngắt tụ tù khi chạy máy điện
Thiết kế điện nước cho biệt thự cổ điển tại thủ đức hcm
Các bộ phận kim loại dùng làm điện cực đất tự nhiên
Giải pháp thiết kế hệ thống chống sét và tiếp địa cho
So sánh tính năng của máy lạnh Daikin và Panasonic
Giải pháp chống thấm bể nước ngầm
Công dụng các loại máy bơm nước
Hướng dẫn tính toán chọn tiết diện dây dẫn điện
VCB, ACB, MCCB, MCB Là gì và khi nào sử dụng nó
Giải pháp chiếu sáng sự cố trong các công trình dân dụng và công nghiệp
Giải pháp máy phát điện cho biệt thự
Giới thiệu công nghệ nhà thông minh
Hướng dẫn thiết kế chiếu sáng trong nhà bằng dialux
Yêu cầu thiết kế đối với tuyến cáp thông tin đi ngầm theo qcvn 33:2011
Chuyên mục bạn đọc hỏi chuyên gia tư vấn thiết kế hệ thống cơ điện bùi kiến hòa trả lời
Sách hướng dẫn thiết kế hệ thống cơ điện đầu tiên tại việt nam
Triết lý nhân sinh quan của chuyên gia thiết kế điện nước ths.ks bùi kiến hòa
Cảnh cáo bọn chuyên lừa đảo và trây ì trả nợ
Chúc các bạn thành công.
Các bạn cần thiết kế điện nước (cơ điện) cho các công trình như nhà phố, biệt thự, văn phòng, khách sạn, nhà hàng, thương mại, chung cư v.v.. tôi có thể giúp bạn bất cứ hạng mục gì ( điện, nước, lạnh, pccc, chống sét) dù diện tích bao nhiêu tôi cũng phục vụ cho bạn với chất lượng tốt nhất đảm bảo thiết kế đúng qui chuẩn.


