Tài trợ chuyên mục được đảm bảo uy tín chất lượng bởi chuyên gia bùi kiến hòa :




























28 Cách Vượt Qua Khủng Hoảng kinh tế
Khủng hoảng kinh tế đang diễn ra và và bạn có cảm thấy lo lắng cho doanh nghiệp của mình? Bài viết dưới đây hy vọng sẽ giúp được bạn trong những lúc khó khăn này.
Chúng ta đều biết rằng hầu như tất cả các nước đang bị ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế. Cắt giảm việc làm đã tăng lên,mọingười đang hưởng giá trị ưu đãi thấp hơn và cả thế giới đang trải qua một cuộc khủng hoảng tài chính.Mọi người đang nhìn và cảm nhận rằng tình hình ngày càng xấu đi, và hầu hết đều có cái nhìn tiêu cực về nó. Vậy chúng ta sẽ đối phó với nó thế nào? Và nó có phải thật sự là điều chúng ta không thể giải quyết được? Theo chúng tôi bạn hãy dành chút thời gian một mình để suy nghĩ và chúng tôi tin tưởng rằng nhất định bạn sẽ tìm được cách để vượt qua nó!
Dưới đây là 28 lời khuyên để vượt qua khủng hoảng phục hồi từ suy thoái kinh tế, tiết kiệm chi phí, cải thiện đời sống của bạn và nhiều hơn nữa.
1.Không qúa lo lắng hay hoảng sợ.
Hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh và mọi người đều có quá nhiều lo lắng. Đồng ý rằng chúng ta đang ở thời điểm suy thoái kinh tế. Chúng ta phải vượt qua những tình huống miễn cưỡng không mong muốn. Hãy bình tĩnh và coi đây như là một cơ hội thử thách được đưa ra để khẳng định thương hiệu doanh nghiệp của bạn. Từ đó sẽ suy nghĩ cách làm thế nào bạn có thể hoạt động thành công trong những thời gian này.
2.Không để lây lan suy nghĩ tiêu cực trong cổ đông và nhân viên của bạn.
Trong hầu hết các cơ sở kinh doanh và các công ty, ban lãnh đạo cấp cao thường xuyên tổ chức cuộc họp với nhân viên, cổ đông. Những cuộc họp thường xuyên không phải là các động cơ thúc đẩy mà sẽ chỉ giúp lây lan hoảng loạn giữa các nhân viên. Vào cuối cuộc họp, mọi người sẽ có những lo lắng và suy nghĩ riêng về các vấn đề của họ. Điều này sẽ dẫn đến ngay cả những vấn đề nhỏ cũng có thể phát triển thành lớn.
3.Không công bố công khai phương pháp cắt giảm chi phí của bạn.
Áp dụng các giải pháp để cắt giảm chi phí, nhưng chúng ta phải để ý tìm cách chú trọng để tập trung vào làm cho tăng lợi nhuận hơn là việc cắt giảm chi phí.
4.Gây lại sự tin tưởng của nhân viên và cổ đông.
Làm cho họ hiểu tình hình kinh tế hiện nay. Cho họ biết về cuộc khủng hoảng tài chính cả thế giới đang phải đối mặt. Nhưng bạn phải nuôi dưỡng niềm tin vào họ,khuyến khích họ tin tưởng vào tương lai đang ở phía trước.
5.Đẩy mạnh chiến thuật tiếp thị.
Tập trung vào chính mình, sự hài lòng của khách hàng, sự ổn định tài chính tất cả đều quan trọng. Tuy nhiên trong giai đoạn suy thoái kinh tế thì những gì bạn phải giữ trong tâm trí là tăng cường hoặc tăng cường một cách mạnh mẽ đầy đủ những nỗ lực tiếp thị của bạn. Tiếp thị là những gì thúc đẩy khách hàng đến với doanh nghiệp của bạn nhiều hay ít. Biết đâu “Qua cơn bĩ cực tới hồi thái lai” có thể thời gian suy thoái kinh tế sẽ là năm tốt nhất cho sự phát triển doanh nghiệp của bạn. Bạn sẽ được học kỹ thuật mới, thông qua các kế hoạch chiến lược tiếp thị mới và như vậy với việc tăng cường tiếp thị bạn sẽ thu được tối đa giá trị của nó.
6.Tìm kiếm khách hàng mới để duy trì công việc kinh doanh của bạn.
Điều gì làm cho một doanh nghiệp thành công? Các khách hàng của bạn! Nếu bạn có khách hàng bạn sẽ phát triển. Nó là đơn giản như vậy. Vì vậy bạn phải tìm mọi cách để có được khách hàng mới cho doanh nghiệp của bạn.
7.Chúng ta hiểu rằng đây là một cuộc chiến chống lại cuộc khủng hoảng và nó cũng là công việc chung của tập thể, của tất cả mọi người trong doanh nghiệp của bạn.
Làm cho mỗi và mọi nhân viên, cổ đông sở hữu cùng chia sẻ trong cuộc chiến này. Khuyến khích họ cung cấp cho các kết quả hoạt động tốt nhất. Làm cho họ hiểu rằng trong những thời gian này,mọi tiềm năng thực sự của họ phải được phát huy.
8.Tránh xa những cái có thể tác động vào đầu chúng ta những ý nghĩ tiêu cực.
Những gì mà não bộ của chúng ta nhận được sẽ là tư liệu tạo nên suy nghĩ của chúng ta. Vì vậy, trong thời điểm khó khăn chúng ta phải chọn lọc những gì chúng ta nhìn thấy và những gì chúng ta được đọc. Hãy gần gũi cùng với những người có thể truyền cảm hứng cho bạn và tìm cách tránh xa những người hoặc môi trường có thể có một ảnh hưởng tiêu cực đến bạn.
9.Cố gắng tránh xa các cuộc đàm phán tài chính bất lợi.
Nếu bạn đang tham dự bất kỳ cuộc hội thảo, các cuộc họp nào,hãy cố gắng để đảm bảo rằng kết quả của cuộc họp, hội thảo đó sẽ làm tăng sự sáng tạo của bạn và sức mạnh sản xuất của doanh nghiệp. Cố gắng tránh xa các cuộc đàm phán mà nó có thể bao gồm các chủ đề về việc suy thoái kinh tế bất lợi có thể ảnh hưởng đến một doanh nghiệp hoặc những gì tất cả các doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng bởi cuộc suy thoái này.v.v...
10.Không trốn tránh thực tế.
Khi tôi nói rằng bạn phải tránh xa từ các cuộc thảo luận liên quan đến suy thoái, tôi không có ý rằng bạn phải chạy khỏi nó hoặc là hoàn toàn không biết gì về chủ đề này. Bạn phải biết việc suy thoái đã tác động mạnh đến doanh nghiệp của bạn, và phải suy nghĩ về các biện pháp quyết liệt để chống lại nó.
11.Suy nghĩ về quy luật thịnh vượng trong tương lai.
Trong thiên nhiên, mọi của cải là vô tận. Hiện nay chúng ta đang làm ranhiều tiền hơn và giàu có hơn so với những người sống cách đây10-20 năm. Trong tương lai, 10-20 năm sau mọi người sẽ kiếm nhiều tiền hơn so với bây giờ. Điều này cho thấy bản chất của sự thịnh vượng sẽ ngày một phát triển. Hãy suy nghĩ về điều đó để chúng ta có cái nhìn lạc quan và cố gắng hoàn thành tốt nhất công việc của mình.
12.Hiểu rằng trong bất kỳ tình huống khó khăn nào cũng luôn cho ta một cơ hội.
Lấy trường hợp phát triển của các công ty ngày hôm nay. Hầu hết trong số họ đều có thể từng phải đối mặt với thời kỳ khó khăn và họ đã tận dụng những cơ hội có được bằng cách điều chỉnh việc kinh doanh của mình cho phù hợp với nhu cầu mới, thị trường thích hợp mới.
13.Giữ vững mục tiêu của bạn.
Khi những thách thức và khó khăn đến hầu hết mọi người chuyển sự chú ý của họ từ mục tiêu thực tế sang những trăn trở cuộc sống mỗi ngày. Điều này là không đúng cách. Trong cuộc suy thoái này, trách nhiệm là tiếp tục duy trì sứ mệnh và cố gắng đạt được mục tiêu của bạn.
14.Đề ra"Nhiệm vụ" và "Mục tieu" rõ ràng hơn. Truyền đạt cho nhân viên của bạn.
Những kỹ thuật này sẽ khuyến khích nhân viên của bạn trong thời gian suy thoái kinh tế. Điều này cũng sẽ là trao trách nhiệm cho họ và giúp họ tránh xa những suy nghĩ tiêu cực. Hãy tạo ra các áp phích về sứ mệnh và tầm nhìn của bạn và dán chúng vào những nơi khác nhau trong văn phòng làm việc. Hãy sáng tạo với các áp phích, bao gồm một số yếu tố của niềm vui và sự sáng tạo trong đó.
15.Khuyến khích thúc đẩy các bài viết và những câu chuyện trên bản tin, tạp chí, trang Web tin tức của công ty.
Hãy để nhân viên của bạn lại lấy cảm hứng làm việc hoặc thư giãn sau khi đọc những câu chuyện và bài báo.
16.Thường xuyên phô trương những thành tựu đạt được trong công ty của bạn.
Bạn chỉ cần khoe khoang về những thành tựu của công ty dù nhỏ mà ta đang có. Khi tất cả những suy nghĩ liên quan đến suy thoái kinh tế. Não của bạn sẽ thích nghĩ rằng doanh nghiệp của bạn sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực. Đó là tâm lý của con người. Điều này sẽ gián tiếp ảnh hưởng đến công ty của bạn. Vì vậy luôn luôn phô trương thậm chí cả những thành tựu nhỏ nhất đạt được trong công ty bạn.
17.Xây dựng đội ngũ nòng cốt những người tâm huyết cùng chí hướng với bạn.
Nếu bạn là chủ sở hữu hoặc Tổng Giám đốc (Giám đốc điều hành) của bất kỳ công ty nào, cố gắng xây dựng một đội ngũ những người chia sẻ cùng một suy nghĩ với bạn. Với những sự kiện quan trọng phải được thảo luận giữa các nhóm nòng cốt này trước khi nó đi vào thực hiện.
18.Việc làm cần thiết là bàn bạc thống nhất để các lãnh đạo quản lý trong công ty có cùng suy nghĩ và quyết tâm như bạn.
Việc làm thế nào vượt qua giai đoạn suy thoái kinh tế này sẽ phụ thuộc vào suy nghĩ và quyết tâm của bạn như thế nào? Và nó cũng đòi hỏi sự đồng lòng của tập thể ban lãnh đạo. Đó là lý do khiến bạn phải xem xét đào tạo đối với những nhân viên quản lý để họ hiểu và có cùng suy nghĩ quyết tâm như bạn.
19.Có ý thức rõ ràng về những gì bạn muốn nhận được từ kinh doanh cũng như cuộc sống.
Suy nghĩ về những điều đã thu hút và truyền cảm hứng cho bạn. Nếu bạn nghĩ rằng cuộc suy thoái sẽ chôn vùi công ty của bạn xuống, thì chúng tôi cũng phải nói hết sức hối tiếc rằng sớm muộn nó cũng sẽ xảy ra và không còn cách nào khác.
20.Tìm kiếm một người cố vấn hay một chuyên gia giúp công việc cho bạn.
Bạn cần có một người cố vấn hay một chuyên gia am hiểu công việc của bạn. Đó là người nhìn thấy các vấn đề và có thể tư vấn giúp đỡ thúc đẩy bạn. Hãy tưởng tượng hàng ngày bạn đến văn phòng và ngồi một mình, lúc này trong đầu bạn ngổn ngang những suy nghĩ, lo lắng không biết lên tiến hành công việc từ đâu, bắt đầu như thế nào,và đôi khi xen lẫn với cảm giác mệt mỏi sợ hãi. Bây giờ hãy tưởng tượng có một người cố vấn hoặc một chuyên gia ở bên cạnh, họ là những người có các kinh nghiệm sẽ hỗ trợ bạn tập hợp các công việc hàng ngày, hướng dẫn, tư vấn giúp bạn thực hiện các chiến lược phát triển .v.v... Bây giờ bạn sẽ thấy nhẹ nhõm và tự tin hơn nhiều.
21.Tìm đọc các cuốn sách truyền cảm hứng cho bạn.
Bạn có thể đọc những cuốn sách như Bí quyết thành đạt trong đời người của DavidJ.Shwartz, Bí quyết kinh doanh của Napoleon Hill hoặc 88 bí quyết trong kinh doanh của tác giả Hoài Quỳnh.v.v…
22.Chú ý lắng nghe và sẵn sàng nắm bắt các cơ hội.
Không để các cơ hội trôi qua mà bạn không hề biết về nó. Chỉ cần bạn chăm chú theo dõi với tinh thần thái độ lạc quan, bạn sẽ nhận ra những cơ hội và làm cho việc sử dụng nó đạt được hiệu quả tốt nhất.
23.Ghi nhớ rằng bạn sẽ mạnh mẽ hơn sau mỗi lần té ngã.
Không sụp đổ trong cuộc khủng hoảng này. Đứng lên và tiếp tục chiến đấu. Đây là thời gian để bạn suy nghĩ và thực hiện các chiến thuật trong đó sẽ đưa doanh nghiệp của bạn lên một tầm cao mới.
24.Tìm cách để cắt giảm chi phí.
Nghiên cứu làm thế nào để bạn có thể cung cấp sản phẩm chất lượng tương tự trong khi cắt giảm chi phí sản xuất và phân phối. Hãy thử thực hiện trên thực tế bằng các hình thức như cho thuê văn phòng, chỉnh đốn lại các khâu quảng cáo, tiếp thị.v.v…Và sau đó thật đáng ngạc nhiên là bạn có thể thậm chí không tin về hiệu quả của những việc đó. Cơ hội này giúp bạn thực hiện hiệu quả tối đa sự đầu tư.
25.Thay đổi cách suy nghĩ của bạn để thành công.
Kiểm soát suy nghĩ và cảm xúc đồng thời luôn hướng tới những ý nghĩ tích cực để vươn lên nhất định bạn sẽ thành công.
26.Dành thời gian cho thư giãn và tư duy sáng tạo
Tất cả phát minh trong thế giới này thường xẩy ra trong hai hoàn cảnh.Thứ nhất khi tâm trí ta đang tĩnh lặng và ta chìm vào suy nghĩ. Thứ hai là khi ta đang lao động làm việc trong thực tế. Vì vậy, hãy dành cho mình những phút giây thư giãn để xem những điều kỳ diệu sẽ đến với bạn. Học thiền cũng là một phương pháp tốt giúp bạn thư giãn tinh thần đồng thời rèn luyện sự tập trung, nâng cao khả năng tư duy sáng tạo.
27.Cải thiện năng suất của con người.
Đây là thời gian để cung cấp đào tạo đẳng cấp hàng đầu cho nhân viên của bạn và tinh thần của họ đến một cấp độ mới. Đừng nghĩ rằng các chi phí phát sinh trong việc đào tạo nhân viên của bạn về tinh thần như trên không. Chỉ cần nghĩ như là một đầu tư sẽ mang lại kết quả tốt nhất trong tương lai.
28.Hãy cứ làm việc chăm chỉ và sẽ nhận được kết quả
Trong công việc hàng ngày của một công ty. Người nhân viên kỹ thuật chỉ chăm chú nâng cao chuyên môn của mình, người kinh doanh chăm chú vào việc thu hút và phục vụ khách hàng. Hãy cứ làm việc chăm chỉ và bạn sẽ nhận được kết quả. Có câu chuyện kể về nước Mỹ trong giai đoạn suy thoái kinh tế,khi các công ty bảo hiểm bị phá sản nhưng có một trong những đại lý bảo hiểm vẫn hoạt động thành công.Khi được hỏi làm thế nào mà anh có thể làm rất nhiều công việc trong thời gian suy thoái và được trả lời rằng: "Tôi đã làm việc chăm chỉ và tôi nhận được kết quả.Bạn đang nói đây là thời gian suy thoái kinh tế phải không? Vậy suy thoái kinh tế là gì? Thật sự tôi không biết bất cứ điều gì về nó”. Sau đó, người hỏi có những câu giải thích về suy thoái và đại lý trả lời: "Oh! tại sao tôi lại không thể nhìn thấy bất kỳ tác động nào của nó trong lĩnh vực này. Có lẽ đó là lý do tại sao tôi lại thành công”.
Bài viết khác
Triết lý nhân sinh quan của chuyên gia thiết kế điện nước ths.ks bùi kiến hòa
Ý tưởng tái chế xanh - đèn bàn
Hướng dẫn thiết kế chiếu sáng trong nhà bằng dialux
Giải pháp chiếu sáng sự cố trong các công trình dân dụng và công nghiệp
Công tác lắp đặt đường ống cấp thoát nước – Biện pháp thi công
Sách hướng dẫn thiết kế hệ thống cơ điện đầu tiên tại việt nam
Chuyên mục bạn đọc hỏi chuyên gia tư vấn thiết kế hệ thống cơ điện bùi kiến hòa trả lời
Cảnh cáo bọn chuyên lừa đảo và trây ì trả nợ
Phần mềm tính toán tải lạnh heatload daikin
Hướng dẫn sử dụng phần mềm tính toán tải lạnh - Heatload daikin
Hướng dẫn thiết kế chiếu sáng trong nhà bằng dialux
Công cụ vẽ ống gió mới nhất lispnam 2015
Chúc các bạn thành công.
Bạn có thắc mắc hoặc cần giúp đỡ, xin liên lạc đến số điện thoại 097.777.2018 ( mr hòa ) hoặc mail :sdme2009.ltd@gmail.com
Các bạn cần thiết kế điện nước (cơ điện) cho các công trình như nhà phố, biệt thự, văn phòng, khách sạn, nhà hàng, thương mại, chung cư v.v.. tôi có thể giúp bạn bất cứ hạng mục gì ( điện, nước, lạnh, pccc, chống sét) dù diện tích bao nhiêu tôi cũng phục vụ cho bạn với chất lượng tốt nhất đảm bảo thiết kế đúng qui chuẩn.


