Hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn thiết kế cơ điện ( MEP ) tại việt nam và khu vực Đông Nam Á.
Với việc tư vấn thiết kế hơn 500 dự án từ nam tới bắc và nước ngoài, đủ thể loại công trình văn phòng, nhà hàng, khách sạn, chung cư, thương mại, nhà ở, biệt thự, v.v...Công ty chúng tôi tự hào cung cấp 1 giải pháp thiết kế toàn diện cho hệ thống cơ điện trong tòa nhà bao gồm :
+ Thiết kế Hệ thống điện
+ Thiết kế Hệ thống điện nhẹ
+ Thiết kế Hệ thống cấp thoát nước
+ Thiết kế Hệ thống điều hòa không khí và thông gió
+ Thiết kế Hệ thống phòng cháy chữa cháy
+ Thiết kế kết cấu ( được thực hiện bởi chuyên gia thiết kế 20 năm kinh nghiệm nhà cao tầng, biệt thự v.v... )
Bảng giá thiết kế công ty: giá thấp nhất thị trường
Đơn giá trên chưa bao gồm vat 10%, chi phí giám sát tác giả 10% nếu có
Liên hệ :
Công ty TNHH giải pháp thiết kế cơ điện sdme
Tel: 097.777.2018
Office : 56/19 Trần Hưng Đạo, tân sơn nhì, tân phú, hcm
Mst : 0309500594
Dịch vụ đặc biệt khác :
+ Tư vấn kiểm tra hồ sơ cho chủ đầu tư, hay chủ nhà_ chi phí tính theo giờ, kiểm tra hồ sơ thiết kế nhà phố, biệt thự, văn phòng, nhà trọ, khách sạn
+ Cung cấp dịch vụ outsoure chuyên gia_Do chuyên gia tư vấn thiết kế mep bùi kiến hoà sẽ trực tiếp phụ trách_chi phí thoả thuận
+ Cung cấp dịch vụ hoàn thiện bản vẽ của quí công ty đang dở chưa hoàn thành
+ Kiểm tra hồ sơ design and build với giá cực rẻ chỉ bằng 20% chi phí thiết kế
- I. Hệ thống điện:
1. Thiết kế hệ thống chiếu sáng.
Chiếu sáng là yếu tố quan trọng để tạo nên một không gian bình yên. Bằng sự kết hợp hiệu quả nhiều loại ánh sáng và có kế hoạch bố trí ánh sáng sẽ tạo nên không gian chất lượng cao phù hợp với cuộc sống và sở thích.
Các TCVN : tiêu chuẩn xây dựng 16:1986,chiếu sáng nhân tạo trong các công trình xây dựng;TCXDVN 333:2005,chiếu sáng nhân tạo bên ngoài các công trình công cộng và kĩ thuật hạ tầng đô thị;TCXDVN 259:2001,chiếu sáng nhân tạo đường phố quảng trường đô thị.
Ngoài ra còn dùng phần mềm dialux để tính toán độ lux và thiết kế bố trí đền để đáp ứng đúng tiêu chuẩn.
2. Thiết kế hệ thống chiếu sáng an toàn và thoát hiểm.
Chiếu sáng sự cố là bộ phận quan trọng trong hệ thống chiếu sáng của các công trình xây dựng. Đặc biệt trong các nhà sản xuất công nghiệp nơi tập trung đông người lao động với mật độ cao, có nhiều máy móc, thiết bị sản xuất và các nguyên, nhiên vật liệu, các sản phẩm, thành phẩm để ở nơi làm việc hạn chế lối vận chuyển, đi lại. Do vậy hệ thống chiếu sáng sự cố là phương tiện chỉ dẫn rất quan trọng và cần thiết khi có sự cố, mất điện, cháy nổ hoặc các rủi ro bất ngờ khác, để người lao động thoát ra khỏi vùng nguy hiểm.
Tiêu chuẩn áp dụng thiết kế tại việt nam hiện nay 3890:2009
3. Thiết kế hệ thống động lực, ổ cắm, cấp điện.
Hệ thống ổ cắm sẽ được bố trí đến nơi cần sử dụng.
Tiêu chuẩn áp dụng thiết kế hiện nay 25:1991
4. Thiết kế hệ thống trunking, máng cáp.
Máng cáp còn gọi là máng điện dùng trong hệ thống máng đỡ dây cáp điện dùng trong việc lắp đặt dây và cáp điện trong các cao ốc văn phòng, chung cư, xí nghiệp có 2 loại máng cáp là máng cáp không đục lỗ (gọi là Trunking) và máng cáp có đục lỗ (gọi là Tray)
Hệ thống máng cáp trong công trình là hệ thống gồm máng cáp và các phụ kiện của mang cap như chuyển hướng chữ L máng cáp, chuyển hướng chữ T máng cáp, giá đở máng cáp, bộ nối máng cáp, nắp đậy máng cáp và ti treo máng cáp.
5. Thiết kế hệ thống tiếp địa chống sét và cho hệ thống điện, thông tin liên lạc.
Hệ thống tiếp địa là bộ phận không thể tách rời đối với bất kỳ hệ thống chống sét nào. Nó đảm bảo cho việc dẫn các dòng xung sét từ các thiết bị chống sét xuống đất và tiêu tán năng lượng của các xung này. Tiếp địa đóng vai trò quan trọng trong việc chống sét, nếu thiết bị chống sét không được tiếp địa tốt (điện trở đất quá cao), việc sét đánh gây hậu quả lớn hoàn toàn có thể xảy ra. Tuỳ thuộc vào yêu cầu tiếp địa và điện trở đất của công trình, chúng ta có thể xây dựng hệ thống tiếp đất chống sét an toàn.
Tiêu chuẩn áp dụng thiết kế hiện nay 46:2007.
6. Thiết kế sơ đồ nguyên lý hệ thống điện và gia công tủ điện.
Tủ điện được thiết kế nhiều ngăn mỗi ngăn theo một chức năng riêng biệt như : ngăn chứa ACB hoặc MCCB tổng, ngăn chứa MCCB tải…do đó rất dễ dàng cho việc vận chuyển, lắp đặt, vận hành và phát triển trong tương lai Tủ điện đáp ứng được các thống số và yêu cầu về cơ và điện, các thiết bị bên trong, hệ thống gá đỡ được bố trí một cách hợp lý và thuận lợi cho việc gá lắp và đấu nối trong tủ.Khung tủ được chế tạo từ thép tấm, sơn tĩnh điện, dày 2mm – 3mm với cấp bảo vệ IP 43 – IP 55
7. Thiết kế hệ thống chống sét.
Sét là hiện tượng tự nhiên có tính phá hoại rất lớn, năng lượng sét không những có thể gây thương vong cho con người, mà còn làm hư hỏng thiết bị, thậm chí phá hủy các công trình xây dựng… Vì vậy, việc thiết kế, lắp đặt hệ thống chống sét là một khâu quan trọng, không thể bỏ qua để đảm bảo an toàn cho tính mạng công nhân và bảo vệ trang thiết bị, vật dụng công trình của các nhà đầu tư cũng như các nhà thầu.
Tiêu chuẩn thiết kế hiện nay : TCXD 46-2007 tiêu chuẩn chống sét của Bộ Xây Dựng.
8. Cung cấp tư vấn thiết kế một giải pháp toàn diện về máy phát điện dự phòng .
Trong quá trình hoạt động của dự án không tránh khỏi cúp điện hoặc hư hỏng thay thế sữa chữa máy biến áp. Do đó chúng ta cần phải có 1 giải pháp thay thế nguồn điện này. Máy phát điện hiện nay là 1 giải pháp tối ưu.
Chúng tôi tư vấn cho các bạn 1 giải pháp toàn diện cho máy phát điện về công suất lựa chọn, giải pháp thoát nhiệt thoát khói v.v..
9. Cung cấp tư vấn thiết kế một giải pháp toàn diện về trạm biến áp .
Khi thiết kế 1 trạm biến áp ta luôn quan tâm đến công suất của máy biến áp khi chọn cho phù hợp mà còn xem đến cả phụ tải. Vì vậy việc lựa chọn máy biến áp bao giờ cũng gắn liền với việc lựa chọn các phương án cung cấp điện cho phù hợp để không ảnh hưởng đến các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật.
10. Thiết kế các chi tiết điển hình để thi công.
Một bộ hồ thiết kế hệ thống điện thì không thể thiếu vẽ các chi tiết điển hình để cho đơn vị thi công họ hình dung mà thực hiện theo ý đồ của thiết kế.
11. Thống kê vật tư.
Ngoài ra còn phải có thống kê vật tư để lên dự toán cho công trình.
12. Thuyết minh thiết kế.
Thuyết minh tính toán.
- II. Các hệ thống thông tin
1. Thiết kế hệ thống điện thoại.
Xu hướng doanh nghiệp ngày càng phát triển lớn mạnh, nhu cầu trao đổi thông tin giữa các phòng ban ngày càng nhiều nên việc trang bị một tổng đài điện thoại là điều không thể thiếu.
+ Tổng đài nội bộ giúp giảm chi phí thông tin cho Doanh Nghiệp.
+ Thuận lợi liên lạc nội bộ giữa các phòng ban trong Công ty mà không tốn cước phí.
+ Các máy điện thoại trong Công ty dùng chung các đường dây điện thoại của Bưu Điện.
+ Thời gian đàm thoại của nhân viên được kiểm soát, hạn chế những cuộc điện đàm quá dài.
2. Thiết kế hệ thống mạng.
Hiện nay, các tổ chức, xí nghệp có một nhu cầu rất lớn cho việc liên kết, trao đổi thông tin nội bộ, các phòng ban, sự tăng trưởng nhanh của các nhu cầu quản trị mạng dẫn tới việc cấp thiết kết nối các phòng ban vào một hệ thống hoàn chỉnh mạng LAN quang, Wan quang.
3. Thiết kế hệ thống truyền hình.
Truyền hình cáp là hệ thống truyền hình dùng mạng cáp quang và cáp đồng trục để truyền dẫn tín hiệu đến thiết bị thu. Các thiết bị truyền hình cáp bao gồm: đầu thu kỹ thuật số, bộ chia, bộ rẽ, bộ thu quang, bộ khuyếch đại...
4. Thiết kế hệ thống an ninh camera.
Hệ thống camera quan sát đang là giải pháp phổ biến và được xem như là một công cụ an ninh chủ đạo trong việc phòng chống tội phạm, giám sát dây truyền sản xuất, giám sát nhà xưởng… nơi làm việc. Camera hiện nay không còn là một thiết bị quá đắt đỏ với người dùng cá nhân hoặc doanh nghiệp và camera được xem một trong những phương pháp giám sát thuận lợi nhất. Camera đáp ứng nhu cầu đa dạng về một hệ thống camera quan sát có kỹ thuật cao cho một thế giới có tốc độ phát triển nhanh chóng như ngày nay.
5. Thiết kế hệ thống phát thanh.
Hệ thống này được sử dụng trong các văn phòng, khách sạn, khu chung cư cao cấp, nhà ga, siêu thị, văn phòng, khu vui chơi giải trí... phục vụ cho mục đích: nhạc nền tạo cảm giác trang trọng, thoải mái, dễ chịu, nhắn tin – Thông báo cho từng vùng trong các trường hợp khẩn cấp.
6. Thống kê vật tư.
Cần thiết phải lập để làm dự toán.
7. Thuyết minh.
Diễn tả quá trình thiết kế.
- III. Hệ thống cấp thoát nước:
1. Thiết kế hệ thống cấp nước lạnh.
Hệ thống cấp nước là tổ hợp những công trình có chức năng thu nước, xử lý nước, vận chuyển, điều hòa và phân phối nước.Nước được vận chuyển từ bể nước ngầm lên mái và đến các thiết bị dùng nước trong công trình.
2. Thiết kế hệ thống cấp nước nóng.
Ngày nay năng lượng mặt trời được sử dụng ngày càng nhiều nhằm thay thế dần các nguồn năng lượng truyền thống ngày một khan hiếm góp phần tiết kiện năng lượng và bảo vệ môi trường. Việt Nam là nước có nguồn năng lượng mặt trời rất lớn, do vậy thiết ̣bị năng lượng mặt trời ngày càng được quan tâm nghiên cứu sử dụng
3. Thiết kế hệ thống thoát nước sinh hoạt.
Nhiệm vụ của hệ thống thoát nước là đưa ra khu dân cư, xí nghiệp, nhà máy, công nghiệp tất cả các loại nước thải và các chất bùn, rác rưởi có trong nước thải do hoạt động của con người và sản suất gây ra tiến trình làm sạch và sử dụng các chất hữu ích trong đó.
Nước thải từ các dụng cụ vệ sinh theo đường ống về bể tự hoại sau đó được thải ra ngoài
4. Thiết kế hệ thống thoát nước mưa.
Với nhiệm vụ thu gôm nước mưa trên các mái nhà công trình, đường phố quãng trường, sân vườn sẽ chảy vào hệ thống thu gôm nước mưa riêng.
5. Thiết kế sơ đồ nguyên lý cấp thoát nước.
Để thi công được dễ dàng và các đơn vị liên quan nắm bắt được hết ý đồ thiết kế cần phải thiết kế bản vẽ sơ đồ nguyên lý.
6. Cung Cấp giải pháp xử lý nước thải.
Nước thải sinh hoạt là loại nước được thải ra từ các khu trung tâm, trường học, bệnh viện, cơ quan.… Nguồn chính của nguồn nước thải là từ các hoạt động sinh hoạt hằng ngày của con người. Thành phần chủ yếu trong nguồn nước thải sinh hoạt này là BOD5, COD, Nito và Phốt Pho nên cần phải có công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt hiện đại để đạt chất lượng nước loại A.7. Cung Cấp giải pháp thiết kế thu gôm nước mưa để tái sử dụng.
Đây là giải pháp tiên tiến nhất trên thế giới nhằm tận dụng nguồn nước mưa tự nhiên và giảm thiểu sử dụng nước sinh hoạt.Các nước giàu như Mỹ, Nhật, Úc đều tận dụng nước mưa để sử dụng thì nước nghèo như ta không nên lãng phí nguồn tài nguyên này.8. Cung cấp giải pháp thiết kế tưới cây sân vườn tự động.
Với hệ thống tưới tự động cho sân vườn, bạn không cần phải tưới cây hàng ngày mà sân vườn nhà bạn vẫn luôn xanh tươi. Hệ thống tưới này sẽ tự động tưới vào những thời gian đã được lập trình sẵn. Khi nói tới đây bạn lại lo lắng, cây cỏ sẽ bị úng nước khi trời mưa hay thời tiết vào mùa lạnh. Vậy thì bạn hãy yên tâm, bởi vì hệ thống này bao gồm môt bộ phận cảm biến, khi trời mưa hay độ ẩm đất đã đủ thì hệ thống sẽ không tưới. Điều này giúp mảnh vườn nhỏ của bạn luôn đủ độ ẩm và xanh tươi, ngay cả khi bạn vắng nhà trong thời gian dài.9. Thiết kế các chi tiết điển hình để thi công.
10. Thống kê vật tư.
11. Thuyết minh thiết kế.
- IV. Hệ thống điều hòa không khí và thông gió:
1. Thiết kế hệ thống điều hòa không khí.
Điều hòa không khí là kỹ thuật tạo ra và duy trì điều kiện vi khí hậu thích hợp với con người và công nghệ của các quá trình sản xuất.
Hệ thống làm lạnh không khí gồm có một máy nén khí bơm gas áp suất cao đến dàn nóng (outdoor), tại đây khí gas sẽ tỏa nhiệt với môi trường ngoài nhờ quạt gió (gia dụng) hay nước (công nghiệp), hoặc bình ngưng.
2. Thiết kế hệ thống thông gió hầm.
Thông thường tầng hầm thường dùng để để xe vì thế không khí trong tầng hầm sẽ bị ảnh hưởng bởi khí thải của khói xe, đặc biệt là khí radon. Khí radon là loại khí có tính phóng xạ tự nhiên, khí radon khuếch tán ra khỏi mặt đất qua nền nhà vào trong tầng hầm, khi nồng độ khí radon ở mức cao có thể ảnh hưởng đến sức khỏe con người, cụ thể là các hạt alpha phát ra từ radon sẽ phá hủy các tế bào của cơ thể con người một khi nó được phát ra từ bên trong cơ thể. Khí radon là một trong các nguyên nhân gây bệnh ung thư phổi hiện nay. Nếu không khí không thoáng đãng, khí thải xe cộ cũng khiến người bị thiếu oxy, khó thở, nếu nặng có thể dẫn đến tình trạng ngất xỉu. Vì vậy, khi xây dựng tầng hầm cần lắp đặt hệ thống đối lưu, quạt hút gió, quạt thông gió tầng hầm để không khí thoáng đãng.
Thông gió tầng hầm là một trong những yêu cầu bắt buộc khi thiết kế M&E cho nhà cao tầng . Với tầng hầm xây theo kiểu bán hầm thì có thể thông gió tự nhiên, tuy nhiên những khu vực không thể thông gió tự nhiên có thể phải sử dụng thông gió cưỡng bức.
Thông gió tầng hầm gồm cả hai phương pháp là hút gió thải tầng hầm và cấp gió tươi cho tầng hầm tuỳ vào điều kiện thông gió có thể thêm phần cấp gió tươi để đảm bảo đủ oxi cho người.
3. Thiết kế hệ thống thông gió hành lang.
Trong những điều kiện khác nhau, hút khói hành lang có những tác dụng nhất định như sau:
+ Trong điều kiện thông thường: Áp lực các phòng đều dương, áp lực cầu thang cũng dương, vì vậy mùi ở các phòng sẽ tràn ra ngoài hành lang, hút khói hành lang để tránh đọng mùi áp suất quá dương của tòa nhà. Hành lang thường được bố trí các khu vực hút thuốc, hút khói hành lang có tác dụng hút khói thuốc tránh ô nhiễm không khí cho tòa nhà.
+ Trong điều kiện hoả hoạn: Áp lực các phòng dương nên khi xảy ra hỏa hoạn, khói từ các phòng sẽ tràn ra hành lang. Vì vậy, cần phải hút khói để cho hành lang được thông thoáng, tránh trường hợp khói quá nhiều, dân cư trong tòa nhà không kịp thoát hiểm do không thể nhìn thấy đường để chạy ra lối thoát hiểm.
4. Thiết kế hệ thống thông gió thải wc.
Cần phải thông gió cho nhà vệ sinh vì những lý do như sau :
+ Duy trì dưỡng khí trong lành: Thải ra nguồn không khí bị ô nhiễm.
+ Khử mùi: Khử mùi hôi khó chịu trong nhà vệ sinh, chất tẩy rửa.
+ Hút hơi ẩm: Hơi nước hiện diện khắp nơi trong nhà phát sinh từ phòng tắm, nước đun sôi, mồ hôi trên cơ thể con người… Gây ra ẩm mốc trên sàn nhà, mặt tường, làm cho căn hộ mau xuống cấp.
5. Thiết kế hệ thống cấp gió tươi.
Con người luôn luôn hít khí O2 và thải CO2, thiếu O2 con người sẽ cảm thấy mệt mỏi, đau đầu, hoa mắt... Môi trường điều hòa là không gian kín nên không có không khí tự nhiên trao đổi, vì vậy muốn cung cấp khí O2 thì nhất thiết phải cung cấp một lượng gió tươi nhất định phù hợp với nhu cầu của con người. Theo TCVN thì gió tươi cấp vào không gian điều hòa cần đạt ít nhất là 10% tổng lưu lượng gió tuần hoàn trong phòng và phải đạt tối thiểu 20 m3/h/người.
6. Thiết kế hệ thống điều áp thang bộ.
Hệ thống này là bắt buộc phải có thiết kế trong các tòa nhà cao hơn 9 tầng hiện nay, có 1 số tác dụng như sau :
+ Giữ cho khói và khí độc cách xa lối thoát hiểm để cho người trong vùng cháy đó có thể thoát hiểm hoặc tìm nơi trú ẩn an toàn.
+ Bảo vệ tính mạng cho con người trong những trường hợp có hỏa hoạn bằng lối thoát hiểm hoặc những nơi ẩn nấp tạm thời được điều áp.
+ Để cho những thao tác chống lửa phát huy hiệu quả thì những trục thang máy hay cầu thang bộ cần phải được duy trì chênh áp để ngăn cản sự xâm nhập của khói từ tầng bị cháy khi tầng bị cháy có hay không có hệ thống điều hòa.
+ Bảo vệ tài sản: Sự lây lan của khói trong những khu vực mà có nhiều thiết bị có giá trị, các phương tiện xử lý dữ liệu đặc biệt nhạy cảm với khói.
7. Thiết kế sơ đồ nguyên lý.
Các đơn vị thi công cũng như chủ đầu tư nắm được ý đồ thiết kế.
8. Thiết kế các chi tiết điển hình để thi công hệ thống điều hòa không khí và thông gió.
9. Thống kê vật tư.
Để làm dự toán cho công trình.
10 Thuyết minh thiết kế.
Diễn giải quá trình thiết kế.